Bỏ nghìn tỷ tiền túi mong phát triển khoa học nước nhà

“Được sự chỉ đạo của Bộ KH&CN dự án về trung tâm nghiên cứu Công nghệ cao cũng đã được Tập đoàn triển khai. Tuy nhiên, do những bất cập trong chính sách cấp duyệt kinh phí, phân bổ tài chính đầu tư cho khoa học nên Trung tâm hiện vẫn chưa thể đi vào hoạt động…”- ông Cường ưu tư

Không nản lòng, ông Cường vẫn tiếp tục thử sức mình khi đi sâu vào lĩnh vực đóng tàu với một ý tưởng chưa ai nghĩ tới: xây dựng cảng biển nổi nước sâu đa năng đầu tiên ở Việt Nam. Hiện, mỗi cảng biển trong nước phải đầu tư khoảng 2 tỉ USD, nhưng chỉ là cảng nhỏ, chỉ tiếp nhận được tàu 3 vạn tấn nên chưa có sức cạnh tranh lớn với thế giới

Tổng giám đốc Nguyễn Tăng Cường tại Nhà máy thiết bị nâng hạ để kiểm tra các khâu vận hành tàu thủy

“Nguyên nhân do ta không có cảng biển nước sâu, tàu lớn không thể vào được. Nhưng về nguyên tắc, muốn có cảng nước sâu phải xây dựng ở vị trí mực nước sâu trên 15m trở lên. Cái khó là các cảnhg biển của ta lại không đáp ứng được yêu cầu về độ sâu như vậy. “Khó ló cái khôn”, sau đó tôi chợt nghĩ: tại sao lại không làm cảng nổi

Cảng nổi này có thể tiếp nhận tàu 100.000 tấn. Nhưng ý tưởng của tôi liều lĩnh quá, không ai dám ủng hộ. Vậy là tôi tự bỏ vốn ra làm cảng nổi, nếu được sẽ cống hiến cho đất nước, không được tôi chịu rủi ro một mình” - ánh mắt ông ánh lên sự quyết tâm

Nói là làm ngay, chiếc cảng nổi đầu tiên của ông Cường sẽ được đưa vào vận hành tại khu vực cảng Hải Hà, Quảng Ninh, với tổng kinh phí đầu tư lên tới trên 1.300 tỉ đồng. Từ đây, ông lại có thêm biệt danh “Vua liều”. Nhưng theo ông, nếu ngành này phát triển được sẽ giải quyết việc làm cho hàng triệu người, bảo vệ được cả biển Đông, phát triển được công nghiệp phụ trợ đồng thời cứu được ngành đóng tàu, làm sống lại nhiều lĩnh vực đang chết theo

Chưa dừng lại, “Vua liều” vẫn đang tiếp tục với ý tưởng lợi dụng sóng biển để phát năng lượng. Thế giới đã lao vào biển, ném xuống biển nhiều tỉ USD, nhưng tới nay vẫn chưa có quốc gia nào, nhà khoa học nào thành công trong việc làm ra điện từ sóng biển để đưa vào thương mại, mà chỉ thành công về mặt khoa học. Ông Cường vẫn canh cánh trong lòng vì Việt Nam rất có lợi thế về biển chưa thể phát huy hết.

Nhưng điều đó không khiến nhà khoa học tay ngang này “ngán”. Khoản vốn hơn 30 tỷ đồng để thực hiện ý tưởng sản xuất năng lượng sạch đã được đầu tư. Sản phẩm ra đời là chiếc máy phát điện từ năng lượng sóng biển được vận hành tại vùng biển thuộc tỉnh Hải Hậu, Nam Định

- Theo Lobby.vn -

Tin tức liên quan

Hỗ trợ trực tuyến