Đại gia Ninh Bình: Từ công trình nghìn tỷ đến đèn LED siêu tiết kiệm điện công nghệ 4.0

Nổi tiếng là đơn vị đầu tiên và duy nhất có thể sản xuất, vận chuyển cẩu trục có tải trọng 1.200 tấn, mới đây ông Nguyễn Tăng Cường – Tổng Giám đốc, Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung lại gây sự chú ý của dư luận khi triển khai công trình trị giá nghìn tỷ tại Quảng Ninh, được đánh giá là công trình kiến trúc có độ khó bậc nhất Việt Nam.

Đèn LED quang Trung công nghệ 4.0

Ông Nguyễn Tăng Cường chỉ đạo kỹ sư thi công Cung quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Minh Đức.

Nghìn tỷ xây cung triển lãm hình đĩa bay

Những năm gần đây, mảnh đất “địa linh nhân kiệt” Ninh Bình trở nên nổi tiếng bởi xuất hiện nhiều đại gia với những công trình để đời cùng với đó là “thú chơi” khác người: ông Nguyễn Văn Trường – Giám đốc Công ty Xây dựng Xuân Trường bỏ ra hàng chục nghìn tỷ đồng xây chùa Bái Đính, ăn chay trường; bầu Thụy (ông Nguyễn Đức Thụy - Chủ tịch Tập đoàn ThaiGroup) vừa là “ông bầu” của 2 đội bóng đá, và sở hữu những chiếc siêu xe độc nhất vô nhị Việt Nam. Còn ông Nguyễn Tăng Cường – đại gia nổi tiếng với các sản phẩm độc nhất vô nhị của ngành cơ khí và được mệnh danh là “vua thép, vua cầu, vua cần cẩu”, người dân Ninh Bình quen gọi là “ông ba vua”.

Cho đến nay ông Cường là người duy nhất trong nhóm "đại gia" Ninh Bình được phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và được Đảng và Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học công nghệ vì đã có đóng góp đưa sáng kiến, sáng tạo và làm chủ khoa học kỹ thuật , nội địa hóa trên 90% các loại cần cẩu tại Việt Nam. Việc làm này đã góp phần đẩy nhanh tiến độ cho Nhà máy thủy điện Sơn La về đích trước 3 năm, mang lại lợi ích cho nhà nước nhiều nghìn tỷ đồng.

Để đầu trọc, thích đội mũ cối, doanh nhân Nguyễn Tăng Cường rất đỗi gần gũi với cán bộ, công nhân, nhờ đó Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung trở thành điểm dừng nhân của nhân tài. Năm 2015, chúng tôi cùng ông đến công trường Nhà máy thủy điện Lai Châu. Do trời mưa, nhiều đoạn đường bị sạt lở khiến một người phải xuống xe để đẩy qua khu vực lầy lội. Thoắt một cái, ông đã ngồi lên ghế lái thay cho vị tài xế, sử dụng kinh nghiệm của mình điều khiển chiếc xe qua khu vực lầy lội một cách dễ dàng. Khi đến khu vực công trường trời đã khuya, ông sẵn sàng cùng nhóm công nhân ăn bát mì tôm không để thừa 1 sợi.

Cho đến nay ông Cường là người duy nhất trong nhóm "đại gia" Ninh Bình được phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và được Đảng và Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học công nghệ vì đã có đóng góp đưa sáng kiến, sáng tạo vào làm chủ khoa học kỹ thuật , nội địa hóa trên 90% các loại cần cẩu tại Việt Nam.

Nhìn bề ngoài, ít người cho rằng, ông là đại gia, hay anh hùng. Thậm chí, một lần đi cùng ông đến gara ô tô mua xe Mercedes S65, nhưng thấy ông đầu đội mũ cối, ăn mặc giản dị, nhân viên hãng xe còn “mời” ông ra ngoài. Chỉ tới khi ông chồng bọc tiền đặt cọc đề nghị làm thủ tục mua 2 chiếc cùng lúc, anh nhân viên mới “tròn mắt” rối rít xin lỗi. Mới đây có dịp gặp lại, ông Cường “đầu trọc” lại chia sẻ thêm về một dự án mới đang triển khai tại TP Hạ Long: Cung quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh.

Được biết, dự án này là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh, có tổng mức đầu tư ban đâù1.000 tỷ đồng, có thiết kế dạng mái vòm hình vỏ ốc, độ thẩm mỹ cao. Để thi công công trình đảm bảo tiến độ và mỹ thuật, “ông ba vua” Nguyễn Tăng Cường cho biết đây là một sản phẩm của trí tuệ, do đó ngoài việc dùng máy móc, công nghệ dây chuyền hiện đại, đòi hỏi đội ngũ thi công phải có kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật cao trong thiết kế và chế tạo dạng 3D.

Dự án Cung quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh được xây dựng sát bờ biển tại khu vực Cột 3, phường Hồng Hải (TP Hạ Long) với diện tích 62.363m 2 , trong đó diện tích xây dựng công trình là 20.678m 2 được chia làm 2 khối. Điểm nổi bật nhất ở khối triển lãm là kiến trúc mái vòm dạng vỏ ốc, mặt bằng hình ô van có chiều cao khoảng 21,5m.

Khối thứ hai trưng bày quy hoạch với tiết diện liên tục thay đổi, hình vòng cung lớn trải dài từ phía Đông sang phía Tây (còn được gọi là Cung cá heo với thiết kế giống hình con cá), gồm sảnh và khu trưng bày quy hoạch, khu dịch vụ giải khát, văn phòng đại diện…

Ông Cường cho biết, ngay từ khâu thiết kế, thẩm định đã được nhiều chuyên gia hàng đầu góp ý kiến về mục tiêu sử dụng ngân sách nhà nước hiệu quả, đảm bảo tính đa năng của công trình. Các phần thiết kế có độ khó và tính thẩm mỹ cao như kết cấu thép, mái lượn, mái vòm, mái che đều được giao cho Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung đảm nhiệm.

Đến nay, hình hài của công trình đã dần hiện rõ với thiết kế vô cùng ấn tượng. Đặc biệt, với vị trí ngay gần bờ biển, khi dự án hoàn thành, hai khối ghép lại với nhau sẽ có hình giống con cá heo, không chỉ là nơi trưng bày các đồ án quy hoạch của tỉnh Quảng Ninh, diễn ra các sự kiện hội chợ triển lãm, mà cùng với các công trình quảng trường, bảo tàng, thư viện, Cung văn hóa thiếu nhi và Công viên Lán Bè, đất Quảng Ninh sẽ có một quần thể du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Tăng Cường cho biết: Được lãnh đạo tỉnh tin tưởng giao cho một công trình trọng điểm, một điểm nhấn về kiến trúc của TP Hạ Long, chúng tôi đã nỗ lực thi công đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án, được giới chuyên môn đánh giá là công trình đẹp, mới, sáng tạo, độc đáo, hài hòa với không gian bên bờ vịnh Hạ Long. Đến nay, các hạng mục xây lắp chính đã hoàn thành và sẽ sớm bàn giao công trình cho tỉnh Quảng Ninh.

Sản xuất đèn LED tiết kiệm điện

Công nhân làm việc trên dây chuyền sản xuất đèn Led. Ảnh: Minh Đức.

Đầu tư thêm 600 tỷ để sản xuất đèn led

Ngoài ra ông Nguyễn Tăng Cường còn tiết lộ, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt như hiện nay, việc sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, trong đó có đèn LED đã trở thành xu thế tất yếu, đặc biệt là đối với những đô thị lớn. Vì vậy, Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung đã đầu tư hơn 300 tỷ đồng để sản xuất các loại đèn led với thiết kế hiện đại, tinh xảo, dễ sử dụng. Tới đây Tập đoàn sẽ tiếp tục đầu tư 600 tỷ đồng để hoàn chỉnh và nâng công suất sản xuất đèn LED. Với dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật, Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung tự tin có đủ năng lực để cung cấp sản phẩm đèn LED chất lượng cho 63 tỉnh thành trên cả nước với giá tiết kiệm hơn nhiều so với sản phẩm nhập khẩu cùng loại.

Hiện nay, giá thành sản xuất đèn LED còn khá cao, dẫn đến sản phẩm đèn LED có giá cao hơn đèn thông thường nên người tiêu dùng còn e ngại sử dụng, tuy nhiên xét về lâu dài, sản phẩm đèn LED giúp người sử dụng tiết kiệm được một nửa chi phí tiền điện, góp phần giảm áp lực cho ngành điện. “Tương tự, với khoảng 31 triệu bóng chiếu sáng ở các đô thị có công suất từ 150 - 250W hiện nay, cả nước sẽ tiết kiệm khoảng 60% lượng điện nếu thay thế bằng đèn LED, tương đương 310 triệu KW…, vậy tại sao chúng ta không sử dụng đèn LED rộng rãi trong sản xuất, sinh hoạt?” - ông Cường nhấn mạnh.

Minh Đức - baomoi

Tin tức liên quan

Hỗ trợ trực tuyến